Rượu Vang từ lâu đã trở thành món đồ uống không thể thiếu trên mỗi bàn tiệc hay những dịp gặp gỡ gia đình, bạn bè bởi hương vị tươi mát, sống động mà nó mang lại. Trong bài viết ngày hôm nay, cùng An Hòa Wine khám phá quy trình sản xuất rượu vang sẽ diễn ra như thế nào nhé!
1. Tổng quan về rượu vang
1.1. Rượu vang là gì?
Trước khi khám phá về quy trình sản xuất rượu vang. Chúng ta tìm hiểu một chút về rượu vang là gì? Đây là loại thức uống có cồn, được ngâm ủ và lên men từ nho. Nho dùng để chế biến rượu vang thường có kích thước nhỏ, vỏ dày, có hạt và rất khác so với nho ăn hằng ngày. Nho được lên men tự nhiên và thường thêm chất phụ gia khác trong quá trình lên men. Tại đây, nấm men sẽ tiêu thụ đường và giải phóng carbon dioxide. Lượng khí cacbonic này sẽ làm tăng áp suất đồng thời tạo cacbonat cho rượu vang.
1.2. Tìm hiểu về cấu tạo quả nho
Cấu tạo của quả nho gồm 4 phần: Hạt nho, thịt, vỏ và cuống.Mỗi phần đều có đặc điểm riêng và tác động đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm.
- Hạt nho và cuống: Tạo vị chát và cung cấp tanin chorượu vang. Trong đó, vị chát giúp kéo dài thời gian bảo quản của rượu vang. Khi dùng nho để làm rượu vang, người ta cắt bỏ phần cuống, ép nho để lấy nước. Họ chỉ ép ở mức độ cho phép để không ép trúng hạt hoặc làm vỡ hạt nho nên rượu vang có vị hơi chát.
- Thịt nho: Trong thịt nho chứa đến 70 – 80% nước. Đây là thành phần quan trọng trong quy trình sản xuất rượu vang. Phần thịt nho chứa acid tự nhiên và đường, giúp lên men dễ dàng mà không cần phải thêm chất phụ gia khác.
- Vỏ nho: Mang theo con men tự nhiên và tạo màu sắc cho rượu vang
>>> Để tạo ra được loại vang yêu thích cần phải có một quy trình sản xuất rượu vang cực kỳ tỉ mỉ.
2. Các bước sản xuất rượu vang:
2.1. Thu hoạch nho
Nguyên liệu chính để sản xuất rượu vang là nho. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, việc lựa chọn loại nho tốt là rất quan trọng. Các nhà làm rượu sẽ quyết định thời điểm tốt nhất để gặt hái nho sao lượng Acid và đường đạt tỉ lệ như mong muốn.
2.2. Giai đoạn ép nho
Giai đoạn ép nho của rượu vang trắng và rượu vang đỏ là khác nhau, cụ thể:
– Rượu vang trắng: khi ép xong, thường loại bỏ vỏ và chỉ giữ lại nước nho.
– Rượu vang đỏ: Ép toàn bộ lượng nho đã thu hoạch, cho phần vỏ và nước nho vào cùng nhau để bắt đầu lên men.
2.3. Quá trình lên men
Đây là bước quan trọng trong quy trình sản xuất rượu vang. Ở bước này, men được cho vào rượu vang để ăn đường, từ đó sản sinh ra nồng độ cồn trong các thùng rượu nho.
Tuy nhiên, để có thể thưởng thức màu sắc và hương vị khác nhau của từng loại rượu nho, người làm rượu sẽ tiến hành lọc nước nho và cho vào các thùng gỗ đậy nắp kín để ủ trong khoảng thời gian nhất định. Một số loại rượu vang có thời gian ủ lên đến vài năm.
Quá trình lên men dài hay ngắn tùy thuộc vào các nhà sản xuất rượu quy định. Đối với rượu vang đỏ, khi sản xuất, người làm rượu thường đảo nhiều lần nhằm mục đích tăng mật độ tiếp xúc giữa vỏ và nước. Đồng thời điều này giúp cho khí cacbon ddiooxxit được thoát ra ngoài, bề mặt sẽ tiếp nhận thêm khí oxy để quá trình lên men diễn ra tốt hơn.
2.4. Quy trình ép nho
Sau quá trình lên men, nghệ nhân làm rượu tiến hành ép nho lại một lần nữa từ hệ thống ép, vì lúc đầu chỉ được ép đơn giản. Quy trình ép này chỉ áp dụng dành cho sản xuất rượu vang đỏ. Riêng với nho làm rượu trắng thì không cần áp dụng.
2.5. Lọc và làm trong
Để rượu đạt được độ tinh khiết nhất định, cần thực hiện lọc và làm trong. Việc áp dụng hệ thống lọc giúp nước nho không bị lẫn tạp chất nào khác. Giai đoạn này thường diễn ra nhiều lần từ 6 tháng đến 3 năm.
Thực tế, có nhiều cách để làm trong rượu vang. Một trong những cách truyền thống được áp dụng nhiều nhất là dùng đất sét và lòng trắng trứng gà.
2.6. Quy trình ủ rượu vang
Thời gian ủ của rượu vang đỏ lâu hơn rượu vang trắng. Thông thường, rượu vang ủ trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng, hoặc 2 đến 3 năm.
Tác dụng của nấm men trong sản xuất rượu vang giúp chuyển đổi thành phần cần thiết để tạo hương vị thơm ngon. Đây là yêu tố cuối cùng ảnh hưởng đến chất lượng của rượu.
2.7. Đóng chai và in nhãn lên sản phẩm
Cuối cùng là quy trình đóng chai cần phải tỉ mỉ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. Điều này rất quan trọng, nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng và rượu không bị biến chất trong quá trình vận chuyển cũng như trong suốt thời gian bảo quản.
Công đoạn đóng chai thường được thực hiện trong phòng chân không hoặc phòng thiếu Oxy, điều này giúp rượu hạn chế tiếp xúc với không khí, ảnh hưởng đến chất lượng rượu và thời gian bảo quản.
Xem thêm bài viết: Cách Phục Vụ Rượu Vang Đúng Chuẩn
Tham khảo các sản phẩm rượu vang tại đây !
Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình sản xuất rượu rượu vang do An Hòa Wine chọn lọc và tổng hợp. Hy vọng thông qua bài biết này, quý khách hàng sẽ có thêm thông tin về loại thức uống đặc biệt này cũng như lựa chọn được cho mình những chai rượu rượu vang ưng ý.
ĐỊA CHỈ: 159/21 Đường số 11, Phường Trường Thọ, TP. Thủ Đức, TP.HCM
HOTLINE/ZALO: 0962 980 698
FANPAGE: facebook.com/anhoawine